Một lần nữa, sau 4 năm, bầu cử tổng thống Mỹ lại diễn ra đầy cảm xúc. Cũng như lần trước, tôi có quan tâm theo dõi và lắng nghe từ những người bạn bè ở Việt Nam và Hoa Kỳ. Có nhiều ý kiến trái chiều và cũng không ngạc nhiên khi rất nhiều bạn bè ủng hộ Trump hay Biden. Mặc dù chưa biết kết quả, tôi muốn chia sẻ góc nhìn của tôi, để đóng góp thêm cho xôm tụ.
Trước khi bắt đầu, tôi nghĩ mình cần thiết lập các quy tắc chung, để tránh hiểu lầm:
1. Khi tôi dùng chữ “thiên tả” (left leaning), ý tôi muốn nói những người quan tâm nhiều hơn tới cộng đồng nói chung, theo kiểu “lá lành đùm lá rách”
2. Khi tôi dùng chữ “thiên hữu” (right leaning), ý tôi muốn nói những người trọng dụng ý chí cá nhân nói chung, theo kiểu “hai bàn tay ta làm nên tất cả, có sức người sỏi đá cũng thành cơm”
3. Khi tôi nói “bảo thủ” (conservative), ý tôi muốn nói những người bảo vệ quan điểm một cách vững vàng và ít khi cởi mở chấp nhận những quan điểm khác, chứ không phải ý là họ cổ hủ hơn
4. Khi tôi nói “cấp tiến” (progressive), ý tôi muốn nói những người luôn hướng đến những cái mới và có ý thức ủng hộ những gì có thể thay đổi hiện trạng (status quo), chứ không phải ý là họ văn minh hơn
Lưu ý cuối, đây là góc nhìn cá nhân, cho nên có thể khác biệt khiến cho ai đó khó chịu. Vì vậy, vui lòng cẩn trọng khi đọc, để một vị tổng thống không làm thay đổi cả đời ta, hay bạn ta.

Trước tiên, tôi muốn nói rõ rằng, bản chất chiến dịch tranh cử tổng thống Hoa Kỳ là một cuộc phỏng vấn xin việc của một ứng viên muốn làm lãnh đạo của bộ phận hành pháp trong chính phủ liên bang. Vì vậy, dân chúng đứng ở vai trò là nhà tuyển dụng, sẽ lắng nghe kế hoạch của từng người qua các cuộc tranh luận và quá trình truyền thông, để biết mình nên bầu cho ai. Cũng vì vậy, với lá phiều bầu của mình, mỗi người dân đều gửi gắm vào đó những niềm tin rất cụ thể, sát sườn với cuộc sống của họ: an sinh và phúc lợi, công bằng xã hội, cơ hội học hành và phát triển nghề nghiệp, vân vân và mây mây.
Cũng vì vậy, khi tôi nhìn vào vai trò tổng thống, thì đó chính là người được lựa chọn đứng đầu của một bộ máy, để vận hành nó theo đúng những gì họ hứa. Cũng vì vậy, khi tôi đánh giá người làm tổng thống, tôi sẽ đánh giá họ theo thang điểm của nghệ thuật quản trị và kỹ năng quản lý của họ, y hệt như là một ông hay bà CEO của một công ty. Tất nhiên, các hành xử và cách họ ra quyết định sẽ bị ảnh hưởng bởi những triết lý họ mang theo trong người, bắt nguồn từ niềm tin cá nhân, quá trình học hành và làm việc trước đó, và thêm thắt bằng những mối liên hệ khác nhau nữa, như tôn giáo, sở thích, giới tính, sắc tộc, là thành viên trong câu lạc bộ thượng lưu golf hay chơi tennis với hàng xóm…
Điều này khác với đại đa số góc nhìn của những người sống ở ngoài Hoa Kỳ. Bởi vì ai cũng nhìn cuộc đua này là một ví dụ rất hùng hồn về tính dân chủ, về tính minh bạch, về hệ thống pháp lý, về niềm tin xã hội, về vai trò của người lãnh đạo và về tính ưu việt của một nước tư bản phát triển. Nói chung như vậy thì cũng không sai, nhưng mà theo tôi nghĩ, kỳ vọng nhiều thì có vẻ hơi quá đà, đặc biệt là mình đang vận vào người ứng viên đó những mong ước của mình, trong khi thiên-địa-nhân của mình khác xa người ta.
Nói vậy, để bắt đầu cho ý thứ 2 tôi muốn nói, đó là ý thức của người Việt về chính trị. Tôi rất mong là tôi sai, nhưng tôi cho rằng, đa số người Việt mình nói chung thờ ơ với thời cuộc. Tất nhiên, mỗi thế hệ có một ý thức khác tuỳ theo giai đoạn lịch sử đó đòi hỏi công dân phải làm gì. Tuy vậy, khi mà mọi thứ dường như thoải mái, dễ dàng và có sẵn, thì mấy ai quan tâm tới việc chính sách này kia sẽ ảnh hưởng đến đời sống của họ như thế nào một cách thực chất.
Theo đó, chúng ta cần phải hiểu là những mối quan tâm của từng thế hệ đã được hình thành dựa vào thiên-địa-nhân xung quanh họ. Ví dụ, thế hệ Baby Boomer (1946-1964) bị ảnh hưởng bởi Thế chiến II, Chiến Tranh Lạnh và phong trào hippie; thế hệ X (1965-1979) sinh ra sau Chiến Tranh Lạnh, trong kỷ nguyên công nghệ máy tính cá nhân bắt đầu hình thành, nhưng cảm thấy chơi vơi giữa những gì họ lớn lên trước đây với cha mẹ họ và những gì họ trưởng thành một mình trong đời sau này; thế hệ Y (Millenials 1980-1994) bị ảnh hưởng bởi sự trỗi dậy của các nền kinh tế đang phát triển, những cuộc suy thoái kinh tế và sự kiện 9/11 sau đó, và kỷ nguyên của internet và mạng xã hội; thế hệ Z (1995-2015) sinh ra là đã được gọi là digital native, chưa hề biết thế giới yên bình là như thế nào, chỉ nhìn thấy các khủng hoảng sắc tộc, tôn giáo, khí hậu, bình đẳng giới…nhan nhản qua các lăng kính mạng xã hội được tạo ra cho họ như Facebook, Instagram, Snapchap, Twitter…
Cho nên, tôi nghĩ sự khác biệt thế hệ này là lý do tại sao những người Việt (hay gốc Việt) lớn tuổi hơn thì ủng hộ Trump, còn những người trẻ tuổi hơn thì ủng hộ Biden. Những người Việt thế hệ Boomer và X là những người bảo thủ và khuynh hữu, vì họ trải qua Chiến Tranh Lạnh và những mất mát, rủi ro khi sống trong một giai đoạn thời cuộc rất bất lợi cho họ. Họ giữ những ký ức đau thương đó, và ủng hộ những ai thể hiện quan điểm cứng rắn với “kẻ thù”. Còn ngược lại, những bạn trẻ đồng lứa với tôi, cấp tiến và khuynh tả, thì ủng hộ Biden vì chúng tôi không có kẻ thù cụ thể, mà chúng tôi muốn đấu tranh cho những điều vô hình khác, như bình đẳng giới hay công bằng xã hội.

Điều này khác với đại đa số góc nhìn của những người sống ở ngoài Hoa Kỳ. Bởi vì ai cũng nhìn cuộc đua này là một ví dụ rất hùng hồn về tính dân chủ, về tính minh bạch, về hệ thống pháp lý, về niềm tin xã hội, về vai trò của người lãnh đạo và về tính ưu việt của một nước tư bản phát triển. Nói chung như vậy thì cũng không sai, nhưng mà theo tôi nghĩ, kỳ vọng nhiều thì có vẻ hơi quá đà, đặc biệt là mình đang vận vào người ứng viên đó những mong ước của mình, trong khi thiên-địa-nhân của mình khác xa người ta.
Nói vậy, để bắt đầu cho ý thứ 2 tôi muốn nói, đó là ý thức của người Việt về chính trị. Tôi rất mong là tôi sai, nhưng tôi cho rằng, đa số người Việt mình nói chung thờ ơ với thời cuộc. Tất nhiên, mỗi thế hệ có một ý thức khác tuỳ theo giai đoạn lịch sử đó đòi hỏi công dân phải làm gì. Tuy vậy, khi mà mọi thứ dường như thoải mái, dễ dàng và có sẵn, thì mấy ai quan tâm tới việc chính sách này kia sẽ ảnh hưởng đến đời sống của họ như thế nào một cách thực chất.
Theo đó, chúng ta cần phải hiểu là những mối quan tâm của từng thế hệ đã được hình thành dựa vào thiên-địa-nhân xung quanh họ. Ví dụ, thế hệ Baby Boomer (1946-1964) bị ảnh hưởng bởi Thế chiến II, Chiến Tranh Lạnh và phong trào hippie; thế hệ X (1965-1979) sinh ra sau Chiến Tranh Lạnh, trong kỷ nguyên công nghệ máy tính cá nhân bắt đầu hình thành, nhưng cảm thấy chơi vơi giữa những gì họ lớn lên trước đây với cha mẹ họ và những gì họ trưởng thành một mình trong đời sau này; thế hệ Y (Millenials 1980-1994) bị ảnh hưởng bởi sự trỗi dậy của các nền kinh tế đang phát triển, những cuộc suy thoái kinh tế và sự kiện 9/11 sau đó, và kỷ nguyên của internet và mạng xã hội; thế hệ Z (1995-2015) sinh ra là đã được gọi là digital native, chưa hề biết thế giới yên bình là như thế nào, chỉ nhìn thấy các khủng hoảng sắc tộc, tôn giáo, khí hậu, bình đẳng giới…nhan nhản qua các lăng kính mạng xã hội được tạo ra cho họ như Facebook, Instagram, Snapchap, Twitter…
Cho nên, tôi nghĩ sự khác biệt thế hệ này là lý do tại sao những người Việt (hay gốc Việt) lớn tuổi hơn thì ủng hộ Trump, còn những người trẻ tuổi hơn thì ủng hộ Biden. Những người Việt thế hệ Boomer và X là những người bảo thủ và khuynh hữu, vì họ trải qua Chiến Tranh Lạnh và những mất mát, rủi ro khi sống trong một giai đoạn thời cuộc rất bất lợi cho họ. Họ giữ những ký ức đau thương đó, và ủng hộ những ai thể hiện quan điểm cứng rắn với “kẻ thù”. Còn ngược lại, những bạn trẻ đồng lứa với tôi, cấp tiến và khuynh tả, thì ủng hộ Biden vì chúng tôi không có kẻ thù cụ thể, mà chúng tôi muốn đấu tranh cho những điều vô hình khác, như bình đẳng giới hay công bằng xã hội.
Tạp Chí Doanh Nhân